You are here
Home > Đọc

Chương trình nghị sự – Éric Vuillard

Như một viên đạn đanh thép, cuốn tiểu thuyết CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ của Éric Vuillard đã bắn vào tim độc giả một phát súng ngắn, để lại một cảm xúc khô, lạnh, chớp nhoáng và choáng ngợp bởi khi chưa hiểu hết điều gì vừa xảy ra trên những trang sách thì viên đạn đã găm trúng mục tiêu, cuốn tiểu thuyết 140 trang khép lại trong sự ngỡ ngàng.

Người ta nói rằng văn chương cho phép làm mọi chuyện.”

Và Éric Vuillard đã viết một cuốn tiểu thuyết về một quá trình lịch sử chiến tranh đầy biến động của thế giới chỉ bằng một phát súng. Không khơi lại những nỗi đau, mất mát, không mổ xẻ chiến tranh bằng những cuộc chiến đẫm máu, không tạo nên những trường đoạn miêu tả mang chất anh bùng ca. Theo cách một viên đạn bay, Éric Vuillard sử dụng ngòi bút của mình với cái nhìn sắc lém như của một xạ thủ, nhắm thẳng vào mục tiêu cốt tử và găm một viên đạn vào trúng tim đen của lịch sử.

Họ ở đó, trong số chúng ta, ngay giữa chúng ta. Họ là những chiếc xe hơi của chúng ta, những chiếc máy giặt của chúng ta, những sản phẩm lau chùi của chúng ta, bảo hiểm nhà cửa của chúng ta, pin đồng hồ của chúng ta. Họ ở đó, khắp nơi, dưới hình dạng muôn vật. Họ chăm sóc chúng ta, cho chúng ta cái mặc, chiếu sáng cho chúng ta, đưa chúng ta đi trên mọi nẻo đường thế giới, ru chúng ta ngủ.”

Xét về bản chất thì lịch sử, chiến tranh vẫn chưa kết thúc bởi cái cách mà “Các chính trị gia và các nhà công nghiệp đã quen qua lại với nhau.” Chiến tranh thực chất là những thương vụ kinh tế vì lợi ích nhóm. Vì vậy ngay cả khi “Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội sắp không còn, và thậm chí Nghị viện chỉ còn một đống đổ nát bốc khói” thì:

Các doanh nghiệp không chết như con người. Đó là những vật thể bí ẩn không bao giờ suy vong… Tuổi thọ của nó dài hơn hẳn chúng ta.”

Chỉ với 140 trang, CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ kết thúc đầy mỉa mai và sâu cay về cách mà chúng ta đang đối xử vởi Lịch sử:

Và Lịch sử ở đó, nữ thần lý trí, mỗi năm một lần, nhận cóng tế là những vòng hoa mẫu đơn khô, và, hằng ngày, thay cho phần thưởng ban thêm là vụn bánh mì dành cho lũ chim.”

Lịch sử, chiến tranh bây giờ chỉ còn trong những bộ phim Hollywood, với những bộ quần áo phục trang và những đám đông, “ở đó chúng ta không phân biệt được đâu là thật đâu là giả.” Không hơn không kém, khán giả ngày nay chỉ xem lịch sử như những bộ phim, những vở diễn, với những bộ quần áo phục trang hiện lên trong những bộ phim tài liệu và “Lịch sử như một vở diễn” mà thôi. Và vở diễn nào thì cũng phải khép màn. Khi đó điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Chúng ta không bao giờ rơi hai lần vào cùng một vực thẳm. Nhưng chúng ta luôn rơi cùng một cách.”

Lịch sử qua đi không bao giờ lặp lại, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không bao giờ xảy ra. CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ đã bắn một phát súng rền vang giữa thinh lặng của sự thờ ơ, hoang tưởng, để chúng ta giật mình nhận ra những cái bắt tay, những hiệp ước phải chăng chỉ là diễn kịch?

Cuốn tiểu thuyết này ngắn nhưng không dễ đọc bởi vì có nhiều sự kiện và nhân vật không phải ai cũng biết. Tuy nhiên điều đó không làm nó bớt hấp dẫn. Bởi CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ không chỉ có chuyện chính trị và chính sự mà nó còn có một chút điện ảnh, nhiều chút nhạc cổ điển… và những câu văn rất đời, rất thực và đôi khi là phũ phàng, đủ để người đọc cảm thấy không xa lạ, khó hiểu, khô khan. Và đây CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ là một giải Goncourt vô cùng ấn tượng.

  • Hanhfm

Comments

comments

Leave a Reply

Top